Cấu trúc và hoạt động của một bộ truyền động thủy lực



Sơ đồ cũng như mối tương tác giữa các phần trong một truyền động thủy lực các bạn có thể theo dõi như trên hình vẽ trên. Phần thủy lực được cấu thành gồm bơm thủy lực để tạ sự xuất hiện của dòng dầu có áp với các phụ tải là các xylanh thủy lực  và động cơ thủy lực . Giữa các bộ phận được kết nối với nhau bằng đường ống dẫn, van thủy lực cùng các thiết bị phụ trợ ví dụ như bộ lọc, tản nhiệt, tích áp…
Máy động lực trong thực tiễn thường được sử dụng là động cơ đốt trong hoặc điện, truyền động cho bơm và cung cấp một công suất:với M1 là mô men quay và n1 là tần số. Tiếp đến công suất trên được chuyển hóa sang công suất trong bơm theo công thứcvới p là áp định mức và Q là lưu lượng tính dựa trên các thông số của bơm. Luồng dầu chuyển động trong máy thủy lực được truyền dẫn qua các thiết bị nối như van ống đến xy lanh thủy lực và động cơ. Tại đó công suất lại một lần nữa được chuyển hóa thành lực cơ học để các máy công tác làm việc.



    Tiếp tục chúng ta đến với sơ đồ kĩ thuật mạch xy lanh thủy lực với 3 hình biểu diễn cấu trúc cơ bản, hành trình tiến, hành trình trả về với bơm có thể tích không đổi và xy  lanh kép. Bơm dẫn dầu từ bình và chuyển đến xy lanh  với lưu lượng Q và áp suất p. Do bơm chỉ dẫn dầu 1 phía mà xy lanh lại 2 chiều nên cần có van để đảm bảo dầu ở 2 phía piston. Trên hình B van đang thực hiện quá trình tiến của piston với việc dòng dầu di chuyển bơm đến phần bên trái xy lanh làm piston chuyển động sang phải và dòng dầu bên phải dịch chuyển về thùng chứa thông qua van. Bước trả về được làm khi van ở vị trí đối diện như hình C. tại vị trí trung gian của van thủy lực  các dòng dầu đến xi lanh thủy lực bị ngưng và dầu chảy về thùng với áp suất bằng không
Để đảm bảo hiệu quả cho các máy thủy lực trong quá trình hoạt động người ta dùng các van giới hạn áp suất nhằm kiểm soát áp suất được tạo ra sao bởi khi áp lớn hơn lực lò xo van thủy lực sẽ hoạt động và dầu sẽ chảy về thùng mang theo nhiệt lượng sinh ra


Share this

Previous
Next Post »