Các khái niệm hệ thống truyền động thủy lực nói chung


Từ thời xa xưa con người đã biết sử dụng sức mạnh của thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như phát triển của mình. Ngày nay chúng ta đang sử dụng rất nhiều dạng năng lượng được hình thành sử các nguồn như nhiệt, gió, thậm chí là mặt trời và thật thiếu sót nếu như không nhắc đến nước. Ngành khoa học thủy lực đã xuất hiện từ rất lâu đời và đánh dấu sự ra đời thực sự có lẽ chính là nhà bác học Ác-si-mét với định luật vật nổi trong chất lỏng của mình. Về cơ bản truyền động thủy lực là các hệ thống điều khiển sự vận hành hoạt động của các máy móc thiết bị thông qua sử dụng năng lượng được tạo ra với nguồn là các chất thủy lực. Các hệ thống này chuyển hóa năng lượng phát sinh từ các chất lỏng thủy lực thành cơ năng để vận hành các trang thiết bị và điều chỉnh mức năng lượng theo yêu cầu làm việc của máy.
Hệ thống thủy lực là một khái niệm rộng hơn, nó bao hàm nhiều truyền động thủy lực kết hợp với nhau và sử dụng chất lỏng với áp suất tương đối lớn.Trong một hệ thống thường thấy trong cuộc sống hiện nay thường bao gồm một, hai hoặc có thể nhiều hơn các động cơ thủy lực và bơm thủy lực
Mạch thủy lực là mô hình các thiết bị được kết nối với nhau, thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận của thiết bị cũng như dòng vận động của chất lỏng
Thiết bị thủy lực là các thiết bị máy móc dùng với chức năng kiểm soát các thông số về chất lỏng thủy lực vì chúng ta cần biết rằng, với mỗi hệ thống thủy lực khác nhau thì yêu cầu về thành phần cấu tạo, nồng độ, tỉ lệ,… luôn cần ở một giới hạn nhất định nhằm đảm bảo máy hoạt động tốt nhất.
Cuối cùng là đường ống dẫn thủy lực với nhiệm vụ và nơi dẫn truyền cho chất lỏng từ bơm thủy lực, đi qua tới các thiết bị trong hệ thống .Các loại ống được chia thành các loại sau: đường cao áp, đường chấp hành, đường hồi.


Share this

Previous
Next Post »